Hệ thống cấp bậc Giải_phóng_quân_Nhân_dân_Trung_Quốc

Hệ thống quân hàm 1955

Từ khi thành lập cho đến trước 1955, Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc không duy trì hệ thống quân hàm, vốn được cho là sản phẩm của thế giới tư bản, không phù hợp với Quân đội công nông. Trong chiến tranh Triều Tiên, nhiều bất cập nảy sinh, chính quyền Trung Quốc nhận thấy rõ sự cần thiết phải áp dụng một hệ thống quân hàm trong Quân đội. Năm 1955, Hệ thống quân hàm Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc đầu tiên được chính thức ra đời, hệ thống này được xem là chịu nhiều ảnh hưởng của Quân đội Liên Xô.

Sĩ Quan

  • Nguyên soái
    • Đại Nguyên soái (không ai được phong)
    • Nguyên soái (10 người được phong)
  • Tướng quan
    • Đại tướng (10 người được phong)
    • Thượng tướng (57 người được phong)
    • Trung tướng
    • Thiếu tướng
  • Hiệu quan
    • Đại hiệu
    • Thượng hiệu
    • Trung hiệu
    • Thiếu hiệu
  • Uý quan
    • Đại úy
    • Thượng úy
    • Trung úy
    • Thiếu úy

Hạ sĩ quan

  • Thượng sĩ
  • Trung sĩ
  • Hạ sĩ

Binh sĩ

  • Thượng đẳng binh
  • Liệt binh

Hệ thống này đến khi Cách mạng văn hóa nổ ra thì bãi bỏ.

Hệ thống quân hàm hiện tại

Hệ thống quân hàm Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc hiện nay được xây dựng và áp dụng từ năm 1988 trên cơ sở đoạn tuyệt với hệ thống cấp bậc cũ đặt ra năm 1955, gồm các cấp:

Sĩ Quan

  • Tướng quan
    • Thượng tướng
    • Trung tướng
    • Thiếu tướng
  • Hiệu quan
    • Đại hiệu (đại tá)
    • Thượng hiệu (thượng tá)
    • Trung hiệu (trung tá)
    • Thiếu hiệu (thiếu tá)
  • Uý quan
    • Thượng úy
    • Trung úy
    • Thiếu úy

Hạ sĩ quan

  • Cao cấp
    • Nhất cấp Quân sĩ trưởng
    • Nhị cấp Quân sĩ trưởng
    • Tam cấp Quân sĩ trưởng
  • Trung cấp
    • Tứ cấp Quân sĩ trưởng
    • Thượng sĩ
  • Sơ cấp
    • Trung sĩ
    • Hạ sĩ

Binh sĩ

  • Thượng đẳng binh
  • Liệt binh

Quy định về tương quan chức vụ và quân hàm

  • Chủ tịch Quân uỷ Trung ương (thường do Tổng bí thư kiêm nhiệm): không cấp quân hàm.
  • Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương: Thượng tướng.
  • Ủy viên Quân uỷ Trung ương: Thượng tướng.
  • Tư lệnh Đại quân khu: Thượng tướng hoặc Trung tướng
  • Phó Tư lệnh Đại quân khu: Trung tướng hoặc Thiếu tướng
  • Tư lệnh Quân đoàn: Thiếu tướng hoặc Trung tướng.
  • Phó Tư lệnh Quân đoàn:Thiếu tướng hoặc Đại hiệu.
  • Sư đoàn trưởng: Đại hiệu hoặc Thiếu tướng.
  • Lữ đoàn trưởng (Sư đoàn phó): Thượng hiệu hoặc Đại hiệu.
  • Trung đoàn trưởng (Lữ đoàn phó): Thượng hiệu hoặc Trung hiệu.
  • Trung đoàn phó: Trung hiệu hoặc Thiếu hiệu.
  • Tiểu đoàn trưởng: Thiếu hiệu hoặc Trung hiệu.
  • Tiểu đoàn phó: Thượng úy hoặc Thiếu hiệu.
  • Đại đội trưởng: Thượng úy hoặc Trung úy.
  • Đại đội phó: Trung úy hoặc Thượng úy.
  • Trung đội trưởng: Thiếu úy hoặc Trung úy.

Các chức vụ không được nêu sẽ được đối chiếu xem tương đương với chức vụ nào ở trên để áp dụng quân hàm phù hợp.Chính ủy,phó chính ủy một đơn vị sẽ áp dụng quân hàm y như với chỉ huy trưởng, chỉ huy phó của đơn vị đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_phóng_quân_Nhân_dân_Trung_Quốc http://www.ccdy.cn/cehua/2012ch/kangzhanyingshi/ta... http://english.chinamil.com.cn/ http://www.chinamil.com.cn/ http://cpc.people.com.cn/GB/64093/64387/7489987.ht... http://mil.news.sina.com.cn/2007-08-02/1326457956.... http://vietnamese.cri.cn/421/2016/02/02/1s219123.h... http://eng.mod.gov.cn/cmc/index.htm http://eng.mod.gov.cn/theater-commands/index.htm http://articles.chicagotribune.com/2012-09-16/busi... http://www.china-defense.com/